Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh thường gặp gây nên hậu quả như suy dinh dưỡng và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
BSCKI. Lê Thị Thành, Trưởng khoa Dinh dưỡng khám bệnh nhi
Thế nào là tiêu chảy trẻ em?
Tiêu chảy được xác định khi trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước từ 3 lần/ngày trở lên.
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trẻ em?
Khi các tác nhân gây tiêu chảy xâm nhập vào đường tiêu hoá sẽ sản xuất ra các độc tố ruột (enterotoxin) kích thích tiết các chất điện giải, xâm lấn trực tiếp và phá huỷ các tế bào biểu mô niêm mạc ruột gây viêm tại ruột và toàn thân. Có thể chia nguyên nhân gây tiêu chảy ra làm 3 nhóm chính: Do Virus (Rotavirus, Adenovirus, Mocwalkvirus…), do vi khuẩn (E. coli, Shigella, Campylobacter jejuni, Salmonella, Vi khuẩn tả), do ký sinh trùng (A míp, Giardia lamblia và Crypto sporidium).
Để biết nguyên nhân chính xác là gì nên cho trẻ các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế có chuyên môn để làm xét nghiệm phân.
Đánh giá mức độ mất nước trong tiêu chảy?
Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy?
* Trẻ nhỏ < 6 tháng tuổi đang bú mẹ
- Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú.
- Nếu mẹ không có sữa thì cho trẻ dùng sữa không có lactose hoặc sữa bột công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng ½ trong vòng 2-3 ngày.
* Trẻ > 6 tháng tuổi
- Chia nhỏ làm nhiều bữa ăn trong ngày.
- Chế biến thực phẩm từ lỏng đến đặc, thức ăn cần mềm, nấu kỹ và loãng hơn bình thường.
- Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Nếu cho trẻ ăn thức ăn đã nấu sẵn thì phải đun lại trước khi cho trẻ ăn.
- Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, ít xơ sợi, có tác dụng hút độc, làm đặc phân như Cà rốt; quả chín: Hồng xiêm, chuối, táo…
- Bổ sung viên kẽm: + Trẻ < 1 tuổi 10mg kẽm/ ngày x 14 ngày (đường uống).
+ Trẻ > 1 tuổi 20mg kẽm/ ngày x 14 ngày (đường uống).
Thực phẩm hạn chế dùng.
- Các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường (làm tăng áp lực thẩm thấu kéo nước từ tế bào vào lòng ruột à Tăng tiêu chảy).
- Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc các thực phẩm ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.
Chú ý!
- Bù nước và điện giải sớm bằng dung dịch ORS.
- Cho trẻ ăn sớm trở lại ngay khi có thể, Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng. Nếu trẻ nôn nhiều đợi sau nôn 5-10 phút cho trẻ ăn hoặc uống lại.
- Không ăn kiêng.
- Khi hết tiêu chảy, cho ăn thêm ngày một bữa (ngoài các bữa chính) trong 2 tuần.
Thực đơn tham khảo
Trẻ 1- 3 tuổi. Tiêu chảy (ăn cháo)
Ngày ăn 6 bữa: 02 Sữa + 4 cháo cà rốt nghiền
E: 1100 Kcalo, P: 43 - 52g, L: 26 - 31g, G: 172 - 174g
Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân cần giải đáp thêm hoặc có nhu cầu khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, đăng ký khám và tư vấn tại phòng khám Dinh Dưỡng, tầng 2 nhà A2 – Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
BSCKI. Lê Thị Thành - TK Dinh Dưỡng
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình