Trang thông tin điện tử Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa Bình

Mãng châm trong y học cổ truyền điều trị hiệu quả tai biến mạch máu não và một số bệnh lý thần kinh

20/06/2024
Share

Mãng châm là kỹ thuật thường được dùng trong chuyên khoa Y học cổ truyền để điều trị các chứng liệt ở người bệnh tai biến mạch máu não như: liệt 1/2 người, liệt mặt, liệt dây thanh âm (nói khó, nói ngọng) và các bệnh lý liên quan đến thần kinh. Hầu hết các bệnh nhân đều đáp ứng và có tiến triển, đi lại và hoạt động tốt hơn nhờ các phương pháp Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại và đặc biệt là phương pháp “mãng châm” (châm kim dài).

 

 

 

Bác sỹ thực hiện kỹ thuật mãng châm

 

 Mãng châm là kỹ thuật dùng kim cỡ lớn, kim dài châm xuyên từ huyệt này sang huyệt kia trên cùng một đường kinh hoặc trên hai đường kinh khác nhau có tác dụng điều hoà khí huyết, thông kinh hoạt lạc nhanh hơn, mạnh hơn. Thông thường kim có độ dài từ 10cm, 15cm, 20cm, 30cm, và 60cm, đường kính kim từ 0,5 đến 1mm.

 

Đây là một trong những phương pháp kỹ thuật nghiên cứu, thành tựu khoa học của GS.TS. Nguyễn Tài Thu để lại cho nền Y học cổ truyền nước nhà. Hiện nay phương pháp “mãng châm” đã được khoa Y, Dược học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình kế thừa và phát triển dùng để điều trị các chứng bệnh liệt.

 

          Hiện tại khoa Y, Dược học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình  thường áp dụng châm kim dài châm xuyên huyệt. Phương pháp này giúp đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với hào châm (châm kim ngắn) bởi chỉ sử dụng một kim dài có thể châm xuyên được nhiều huyệt đạo trên cùng một đường kinh hoặc trên hai đường kinh khác nhau nên có tác dụng điều hoà khí huyết nhanh hơn, mạnh hơn.

 

Bên cạnh đó khoa còn sử dụng thêm phương pháp bấm huyệt và tập vận động sớm cho người bệnh tai biến mạch máu não góp phần cải thiện các chức năng thần kinh đang khiếm khuyết nhằm tăng cường dinh dưỡng, chống cứng khớp, teo cơ, loét do tỳ đè, cốt hoá lạc chỗ…

 

 

 

Hình ảnh kỹ thuật viên tập vận động cho bệnh nhân

 

                                                      

Bài:  BSCKI. Nguyễn Hải Anh

Phó Trưởng khoa – Phụ Trách khoa Y, Dược học cổ truyền

Ảnh: Minh Tùng

Tin tức liên quan