Trang thông tin điện tử Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa Bình

Dinh dưỡng đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

11/10/2024
Share

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi là COPD là một trong những bệnh lý nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm ở đường hô hấp, nếu không có chế độ chăm sóc và ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thì tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng.

 

Vậy nên, người bệnh cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để giảm các biến chứng, duy trì sức khoẻ và tránh nguy cơ tử vong.

 

 

I. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì?

 

1.1. Carbohydrate

 

- Nên chọn các loại carbohydrate phức tạp chẳng hạn như bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt…

- Hạn chế các loại carbohydrate đơn giản như đường ăn, kẹo, bánh ngọt và nước ngọt thông thường.

 

1.2. Protein

 

- Thức ăn chứa nhiều đạm: sữa, trứng, phô mai, thịt, cá, thịt gia cầm, các loại hạt và đậu khô hoặc đậu Hà Lan.

- Ăn nhiều đạm thực vật: đậu hủ, đậu nành, và các loại đậu

 

 

 

1.3. Chất béo

 

- Chọn chất béo từ các nguồn thực vật, chẳng hạn như dầu cải, dầu oliu, hướng dương,…

- Chất béo sử dụng khoảng 4 muỗng cà phê hoặc < 20 g / ngày.

 

1.4. Chất xơ

 

- Ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón, 300 – 500 gram các loại hạt, trái cây và rau quả.

 

 

 

1.5. Vitamin và khoáng chất

 

- Vitamin và các khoáng chất: Nên bổ sung Canxi, vitamin D

- Thức ăn giàu Canxi và sinh tố D: tôm, cá (100 – 200g/ngày), phô mai (2 miếng), sữa (200ml), sữa chua (1 hũ).

- Bổ sung thêm Kali (đặc biệt trong gia đoạn dùng Corticoid đường toàn thân): từ trái cây (chuối, cam, trái cây khô), nước dừa, rau, nước canh rau.

- Các loại trái cây ít lên men: chuối, kiwi, quýt, cam, đu đủ, dứa, việt quất…

- Cần uống đủ nước 10-12 cốc mỗi ngày giúp loãng đờm, dễ ho hơn.

 

II. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên hạn chế thực phẩm gì?

 

- Hạn chế thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa: như bơ sữa, bơ thực vật, mỡ lợn, mỡ và da từ thịt, dầu thực vật hydro hóa, thực phẩm chiên và bánh ngọt

- Thực phẩm sinh hơi, gây chướng bụng

- Thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng

- Muối: ăn quá nhiều muối gây giữ nước ảnh hưởng tới thở

- Thực phẩm gây đầy hơi từ quá trình lên men như: táo, mơ, đào, dưa hấu…lúa mỳ, tỏi, hành

- Các loại rau dễ sinh hơi: đậu đỗ, bắp cải, súp lơ, ngô, tỏi tây, đậu lăng, hành, đậu tương…

 

 

- Thực phẩm rán, nhúng nhiều mỡ thường sinh khí và khó tiêu

- Hạn chế đồ uống chứa caffeine do nó có thể ảnh hưởng tới thuốc điều trị bao gồm: chè, cà phê, soda, đồ uống chứa năng lượng “energy drink” như nước tăng lực.

- Hạn chế đồ uống có cồn do làm khó ho ra đờm.

 

3, Thay đổi lối sống

 

- Duy trì giấc ngủ ít nhất 7 giờ/ ngày

- Tập thể dục thích hợp

 

Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân cần giải đáp thêm hoặc có nhu cầu khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, đăng ký khám và tư vấn tại phòng khám Dinh dưỡng – Nhà A3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.

CCDD. Lê Thị Ngọc Mai

Khoa Dinh dưỡng, BVĐK tỉnh Hoà Bình

Tin tức liên quan