Trang thông tin điện tử Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa Bình

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

05/08/2024
Share

Chế độ ăn uống trong thai kỳ giữ vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ đối với sức khỏe của mẹ mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.

 

 

Chế độ ăn uống trong thai kỳ giữ vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ đối với sức khỏe của mẹ mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.

 

1. Khuyến nghị tăng cân trong thai kỳ

 

Bà mẹ trước khi có thai BMI 18,5-24,9. Khuyến nghị tăng 10-12 kg cụ thể:

+ 3 tháng đầu (quý I): 1kg

+ 3 tháng giữa (quý II): 4-5kg

+ 3 tháng cuối (quý III): 5 -6kg

Bà mẹ BMI <18,5: mức tăng cân nên đạt 25% cân nặng trước khi có thai

Bà mẹ BMI ≥ 25: mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi mang thai

 

2. Hậu quả của thiếu và thừa dinh dưỡng của bà mẹ trong lúc mang thai.

Mẹ tăng cân ít trong thai kỳ có nguy cơ:

+ Mẹ: suy dinh dưỡng, thiếu vi chất (máu, calci). Ít sữa sau sinh.

+ Con: Chậm tăng trưởng trong tử cung, cân nặng lúc sanh thấp (<2500 gam), sinh non.

Mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có nguy cơ:

+ Mẹ: sinh khó, phải sinh mổ

+ Con to, béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường.

 

3. Những dưỡng chất cần thiết trong khi mang thai có thể tìm ở đâu?

 

Sắt: Nếu thiếu sắt hậu quả có thể Mẹ bị thiếu máu, tai biến khi sinh, sảy thai.

 

- Thực phẩm nhiều sắt:

 

+ Thịt, cá, gà, gan, đậu đỗ (đậu nành).

 

+ Rau lá xanh đậm
(ngót, dền, rau khoai, rau bí).

 

+ Ngũ cốc được làm giàu sắt

- 30 mg sắt =

    • 1,5 kg thịt bò/gà nạc
    • 3 kg thịt heo nạc
    • 300 g gan bò/gà

 

100 g tiết lợn luộc

 

  

 

Folic: Thiếu axit folic con có thể bị dị tật không đóng ống thần kinh (gai đôi cột sống, thai không sọ).

 

- Thực phẩm giàu Folic:

 

+ Rau xanh đậm (bông cải, bắp cải, măng, dền, đậu …)

+ Trái cây có màu (cam, cà chua …)

+ Ngũ cốc nguyên hạt

+ Thực phẩm bổ sung folic.

 

 

 

 

Vitamin: Các Vitamin tan trong nước và tan trong dầu như A,D,E,K. Khi thiếu B6. Mẹ bị ói, buồn nôn.

 

Thực phẩm giàu Vitamin B6: Khoai tây, chuối, đậu, thịt, trứng, …

 

  

 

Iode: Thiếu Iode Con sẩy thai, dị dạng, chậm phát triển thần kinh.

 

Thực phẩm giàu Iode:

+ Đồ biển: cá biển, sò, rong biển

+ Muối ăn bổ sung Iode

 

 

Canxi: Thiếu Calci. Mẹ loãng xương, sâu răng. Con thiếu calci máu, còi xương.

 

Thực phẩm giàu Canxi:  + Cá, tôm, cua

+ Sữa & các chế phẩm của sữa

 

  

 

Kẽm: : Hỗ trợ tăng cường đề kháng miễn dịch, giúp phân chia tế bào nhất là giai đoạn bào thai.

 

Kẽm có nhiều trong các loại động vật (thịt đỏ), hải sản vỏ cứng (hàu, tôm, sò…), thực vật: ngũ cốc, đậu, nấm, rau xanh thẫm…

 

 

 

Axid béo thiết yếu: Cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện não bộ trẻ

 

  + Omega-3: quan trọng đối với sự phát triển trí não của bé. Dưỡng chất này có nhiều trong dầu oliu, cá hồi, hạnh nhân, việt quất…

  + Dầu thực vật

  + Hạt có dầu

 

 

 

Acidamin thiết yếu: Cần thiết cho sự phát triển của trẻ từ trong bào thai. Ăn đa dạng các loại thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gà…

 Nước: > 2,5 lít/ngày. Cần nước sạch và không ô nhiễm.

 

 

4. Chế độ ăn trong khi mang thai như thế nào?

 

Ngũ cốc: Nên dùng gạo + gạo cả cám (gạo lức)

+ Ăn 7 – 10 phần = 200-300 gram gạo/ngày

+ 1 phần ngũ cốc = 30 gram gạo = 1/2 chén cơm =1 lát bánh mỳ

 

 

 

Thịt và đậu: Nên dùng nguồn: thịt nạc, cá tôm, cua, cá, ốc.

+ Ăn 6 -7 phần thịt (180-210 gam) mỗi ngày

+ 1 phần thịt = 30 gam thịt =

    • 30 gam thịt nạc, thịt gà hay cá
    • 1 quả trứng
    • 1 muỗng cà phê bơ đạu phộng
    • 15 gam hạt đậu (chưa nấu)
    • 7,5 gam đậu nấu để khô

       Dầu: Chọn chất béo lành mạnh (các acid béo không bão hòa)

      • Dầu oliu, thực vật
      • Hạt dầu (hạt điều, hạnh nhân, hạt hướng dương…)
  • Rau: Chọn rau nhiều màu, đậm màu.VD: rau muống, ngót, dền, xà lách

+ Ăn 3-3,5 phần rau mỗi ngày

  + 1 phần rau = 1 chén (200 ml) rau =1 chén rau luộc= 1 chén nước trái cây

  • Trái cây: Chọn trái cây tươi, giàu vitamin C.

VD: cam, xoài, kiwi, dâu, cà chua.

  • Sữa: Chọn sữa giảm béo hoặc không béo, giảm kem, uống 2 cốc sữa hoặc sản phẩm sữa mỗi ngày

⃰ Kết hợp vận động: vận động trung bình ≥30 phút/ngày nếu không có bệnh như đi bộ, yoga…Tránh vận động nhiều ở tư thế nằm hoặc đứng lâu

 

5. Trong khi mang thai cần tránh những thực phẩm gì?

 

Nên tránh: Rượu; Cà phê; Thuốc lá

Cũng nên hạn chế dùng:

+ Muối

+ Vitamin A liều cao

+ Thịt sống (thịt tái, shushi).

+ Thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đầy đủ. Bà mẹ cần phải tuân thủ chặt chẽ lịch thăm khám của Bác sĩ, quản lý thai nghén định kỳ tại các tuyến y tế cơ sở để được theo dõi sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ từ trong thời kỳ bào thai.

 

Mẹ bầu hoặc người nhà cần giải đáp thêm hoặc có nhu cầu khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, đăng ký khám và tư vấn tại phòng khám Dinh dưỡng – Nhà A3,  Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.

BSCKI. LÊ THỊ THÀNH

Khoa Dinh dưỡng, BVĐK tỉnh Hòa Bình

Tin tức liên quan