Tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt quan tâm, xem đây là một vấn đề quan trọng của sức khoẻ cộng đồng ở mọi quốc gia trên thế giới. Rối loạn lipid máu có thể dẫn tới một số bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, viêm tụy, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...
I. RỐI LOẠN LIPID MÁU LÀ GÌ?
Lipid là chất béo được hấp thu từ thực phẩm hoặc được tổng hợp bởi gan. Triglycerides (TGs) và cholesterol góp phần nhiều nhất đối với bệnh tật, mặc dù tất cả lipid đều quan trọng về mặt sinh lý.
Cholesterol là thành phần phổ biến của màng tế bào, steroid, axit mật, và các phân tử tín hiệu.
Triglyceride chủ yếu lưu trữ năng lượng trong tế bào mỡ và tế bào cơ.
Rối loạn lipid máu là tăng cholesterol, triglycerid (TGs) huyết tương, hoặc cả hai, hoặc mức DHL cholesterol thấp góp phần vào sự phát triển của xơ vữa động mạch
Nguyên nhân rối loạn mỡ máu có thể:
- Nguyên phát: Di truyền. Yếu tố gia đình.
- Thứ phát: Nguyên nhân do lối sống và các yếu tố khác như chế độ ăn được cung cấp nhiều thực phẩm có chứa Cholesterol. Yếu tố ít vận động, uống nhiều rượu bia. Các bệnh lý nền kèm theo làm tăng Cholesterol máu như béo phì, đái tháo đường, các bệnh lý về thận…
Các nguyên nhân tiên phát và các nguyên nhân thứ phát góp phần gây rối loạn lipid ở nhiều mức độ khác nhau.
Chẩn đoán bằng cách đo nồng độ cholesterol, TGs, và các lipoprotein trong huyết tương.
II. CHẾ ĐỘ ĂN HỢP LÝ GIÚP GIẢM LIPID MÁU
1. Giảm năng lượng đưa vào hằng ngày với những người thừa cân, béo phì để duy trì cân nặng hợp lý, duy trì BMI hợp lý, ở 20 với nữ và 21 với nam.
2. Giảm lượng chất béo trong khẩu phần, tăng cường chất béo thực vật (đâu đậu nành, lạc, vừng) thay mỡ động vật.
3. Ăn đa dạng các loại thịt, cá , tôm ,cua, đậu phụ (đặc biệt là cá ăn ít nhất 3 – 4 lần/tuần, chọn các loại cá da trơn) thịt gia cầm khi ăn, nên bỏ da.
4. Tăng cường chất xơ từ Rau xanh: ăn đa dạng các loại (đặc biệt các loại rau có lá) khoảng 500-600g/ ngày.
5. Tránh ăn Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: thịt muối, cá muối, dưa muối, cà muối…các đồ chiên xào. Thực phẩm nên chế biến chủ yếu dưới dạng hấp, luộc và khi chế biến phải hạn chế muối ăn nhạt tới mức thấp nhất có thể.
6. Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: óc lợn có 2195 mg/100g. Phủ tạng động vật vì chứa rất nhiều cholesterol vd như gan có 300mg/100mg, lòng lợn có 262mg/100mg, dạ dày có 223mg/100mg, tim lợn có 136mg/100mg…
7. Hạn chế rượu, bia, chất kích thích cà phê, thuốc lá, nước ngọt
8. Tập luyện vận động thể lực
Thời gian tập 30 – 45phút/ngày, tập đều đặn hằng ngày, cường độ tập và thời gian tùy thuộc vào lứa tuổi và tình trạng sức khỏe, nhất là những người có các bệnh mạch vành, tăng huyết áp, suy tim.
Thay đổi lối sống, thay đổi thói quen ăn uống để có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên có hiệu quả, uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ sẽ giúp người bệnh giảm được rối loạn Lipid máu
THỰC ĐƠN MẪU
Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân cần giải đáp thêm hoặc có nhu cầu khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, đăng ký khám và tư vấn tại phòng khám Dinh Dưỡng, tầng 2 nhà A2 – Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
BSCKI. Lê Thị Thành - CNĐD Nguyễn Thị Ngọc Ly
Khoa Dinh Dưỡng - BVĐK tỉnh Hoà Bình